Mình làm gì sau khi đọc “Goodbye, Things” của Sasaki Fumio ?

Goodbye, Things của Sasaki Fumio là một quyển sách chứa các tips và kinh nghiệm của tác giả trên hành trình trở thành một minimalist.

Với mình thì quyển sách này vẫn được xếp vào loại self-help, bởi mục đích chủ yếu của nó là đưa ra cho người đọc những hướng đi, cách giải quyết cho một vấn đề, tình trạng họ đang gặp phải mà cụ thể ở đây là việc mua, giữ và nghĩ là bản thân cần nhiều đồ đạc hơn mức cần thiết. Đối với thể loại sách này thì việc tối kỵ là đọc xong và… để đấy, vì như vậy thì chẳng self-help được tí nào mà thay vào đó cần phải bắt tay vào hành động ngay.

1 . Tổng dọn dẹp lại đồ đạc của bản thân

  • Soạn ra những ấn phẩm sách, báo, giấy, … không còn giá trị với bản thân

Mình luôn quan niệm rằng “bất kể một điều gì cũng chỉ mang tính thời điểm” và áp dụng luôn vào việc dọn dẹp lại đồ đạc. Mình soạn hết ra những quyển sách, truyện, báo, … mà đến thời điểm hiện tại không còn đóng góp giá trị nào cho bản thân nữa nữa. Có thể 5 năm trước mình nhờ đọc quyển sách đó mà thay đổi được cách nhìn một vấn đề, hay nhờ quyển truyện đó mà thư giãn sau những giờ học căng thẳng; nhưng giờ đây thì chúng không còn làm được như thế nữa. Thay vì giữ lại những thứ đó thì mình đã đem đi quyên góp, tặng lại cho người khác – những người đang cần chúng hơn, vừa giúp người vừa giúp mình. Dọn sương sương thôi mà mình cột lại được 5-6 chồng tất cả, khệ nệ mang xuống nhà định bữa nào đem ra hiệu sách cũ. Vừa hay chị hàng xóm bên cạnh nhìn thấy và hỏi xin mấy cuốn tiểu thuyết mang về đọc, thế là mình rút ra đưa chị ấy hết luôn còn tặng kèm mấy cái bookmark xinh xinh nữa.

  • Gom đồ chơi, đồ lưu niệm đem tặng/cho

Mình vốn là một đứa thích giữ đồ và giữ khá tốt, nên có những món đồ chơi như búp bê gấu bông phải từ mười mấy năm trước mà đến giờ vẫn còn dùng tốt. Nhân dịp tổng dọn dẹp lần này, mình gom hết các em lại cho vào túi đem xuống nhà chờ dịp về quê mang hết về cho các em nhỏ ở đó. Tương tư, những quyển lịch in hình mình (từ 2003!) và những món quà lưu niệm không biết lấy từ đâu và ai tặng mình cũng đem vứt hoặc cho hết luôn.

  • Quyết tâm nói lời tạm biệt với những món đồ lớn

Ngày trước mình có học chơi đàn organ một thời gian, nhưng về sau không đủ đam mê nên bỏ giữa chừng, cây đàn vì thế cũng bị bỏ xó 1 góc. Mình đã mất một thời gian dùng dằng trước khi quyết định tạm biệt em ấy vì tâm lý “tiếc của” và cảm thấy như đang vứt tiền qua cửa sổ 😦 Nhưng rồi mình hiểu ra là giữ em ấy lại thì những lớp bụi cũng chỉ dày lên mà thôi, chi bằng đem bán lại hoặc cho đi để em ấy tìm đến 1 người chủ mới tốt hơn.

  • Đánh giá lại giá trị của những đồ vật mình đang sở hữu

Sau khi đã tiễn một loạt đồ ra đi thì mình vẫn còn lại những món đồ nằm ở lưng chừng ranh giới, nghĩa là vẫn còn giá trị nhưng không thực sự cần thiết. Điểm danh qua thì là vài quyển sách với đôi điều mình tâm đắc, chiếc Ipad chủ yếu dùng để xem Youtube,… Đối với những món đồ này mình sẽ dành thêm thời gian để đánh giá lại cụ thể từng món về mức độ cần thiết cũng như giá trị thực tế trong cuộc sống của bản thân.

2. “Dọn dẹp” điện thoại và máy tính

Mình không chỉ dừng ở việc dọn dẹp đồ đạc xung quanh không gian sống mà còn nhân dịp này dọn và chọn lọc lại những ứng dụng hay thông tin trong các thiết bị điện tử của mình nữa. Ngày trước, số ứng dụng cần update trong App Store của mình luôn nằm ở khoảng mười mấy đến hai chục, bởi mình có quá nhiều app “không dùng nhưng cứ để đấy”. Sau khi chọn lọc và xóa bớt một loạt, sau đó sắp xếp chúng vào các mục phù hợp thì bây giờ chiếc Iphone của mình nhìn “sạch” và thoáng hơn hẳn, phần update trong App Store cũng chỉ còn vỏn vẹn đôi ba ứng dụng.

Tương tự đối với laptop, mình uninstall một loạt ứng dụng trước đây từng cài mà giờ không còn dùng nữa, tiện xóa luôn những file thừa hay bị lặp trong máy. Về phần các file dữ liệu hay hình ảnh, mình chuyển hết qua chiếc bộ nhớ di động của Samsung để có thêm bộ nhớ cho các ứng dụng sau này và cũng để giúp máy chạy nhanh hơn xíu.

Kết quả ban đầu là mình không còn bị phân tâm hay mất thời gian vào những ứng dụng hay nội dung không quan trọng nữa, đồng thời cảm giác như đã lấy lại được phần nào quyền chủ động trong mối quan hệ với đống đồ công nghệ của bản thân 🙂

3. Kết

Sau cuộc tổng dọn dẹp kể trên thì mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều về mặt tinh thần, và cảm thấy có chút vui khi nghĩ đến việc những món đồ cũ của bản thân sẽ một lần nữa trở nên có giá trị khi đến tay những người chủ mới.

Nói gì thì nói, mình vẫn đang sống những năm tháng tuổi trẻ thích khám phá và đôi khi bồng bột, ngẫu hứng đem về những thứ “nhìn có vẻ thú vị và hay ho”. Nhưng vậy thì mới cần đọc những quyển sách như thế này để ngộ ra chứ nhỉ.

Review cực ngắn gọn về cuốn sách: sách viết rõ ràng, thực tiễn, dễ hiểu, có nhiều ví dụ hay. Điểm trừ là có đôi chỗ tác giả viết hơi dài dòng, có thể là để giải thích kỹ hơn cho độc giả nhưng bản thân mình cảm thấy không cần thiết nên skip cũng kha khá.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.